Dạy trẻ tìm hiểu ý nghĩa của sự thành công

Bài viết của tác giả Beverly Amico, được lươc dịch bởi Warm Nest

“Sự thật là thế giới này không cần thêm những người thành công. Nhưng thế giới thật sự rất cần những người tạo nên hòa bình, những người chữa lành, những người tái tạo, những người kể chuyện, và những người yêu thương với mọi hình thức. Thế giới này cần con người sống tốt ngay tại nơi ở của chính mình. Thế giới này cần những người có phẩm chất can đảm, sẵn sàng đấu tranh để tạo nên một thế giới tràn đầy sự nhân đạo. Những phẩm chất này không liên quan đến khái niệm thành công mà chúng ta từng định nghĩa” – Trích lời của David Orr.

Abraham Maslow tin rằng, một trong những nhu cầu cốt yếu của con người chính là được cảm thấy yêu thương từ những người chung quanh. Ông cũng tin rằng, khi chúng ta có được sự ổn định này, chúng ta sẽ thể hiện sự tôn trọng một cách tự nhiên và nhận ra được ý nghĩa cuộc sống trong một thế giới rộng lớn.

Trong thời đại ngày nay, thành công được xem là trụ cột cho sự tôn trọng – đánh giá phúc lợi của cá nhân chúng ta qua việc tăng lương, thành tích, qua bạn bè hay của cải. Và đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra cái bẫy của tư duy để đạt được sự tôn trọng này.

Gần đây nhất, nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này của giáo sư Raj Raghunathan, thuộc đại học Texas, đã dẫn đến việc ông phát hành cuốn sách (tạm dịch là) ‘Bạn rất thông minh, nhưng tại sao bạn không hạnh phúc?’

Trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí Alantic, giáo sư Raghunathan giải thích tại sao việc có học vấn cao, trở nên giàu có và thành đạt không tương quan với hạnh phúc. Giáo sư cho rằng có ba trụ cột rõ ràng tạo nên cuộc sống viên mãn, và ba trụ cột này hoàn toàn không liên quan đến tiêu chuẩn về cái gọi là thành công mà chúng ta đã và đang tạo dựng nên. Ba trụ cột đó chính là: làm việc có ý nghĩa, tạo dựng những mối quan hệ lâu bền, và sống vì mục đích cao cả hơn là cho bản thân.

Chưa kể đến việc khi nuôi dạy con trẻ, chúng ta có khuynh hướng tập trung vào thước đo thành công theo kiểu truyền thống. Nghiên cứu của Trung tâm Pew năm 2014 cho thấy hầu hết cha mẹ coi trọng đức tính ‘trách nhiệm’ và ‘làm việc siêng năng’ nơi con trẻ. Bên cạnh đó, sức ép muốn trẻ thành công theo kiểu truyền thông ngày càng tăng trong trường học.

Cũng như các nỗ lực cải tiến giáo dục khác, bài nghiên cức của Trung tâm Pew đề xuất một tư duy khác bởi vì các thước đo và mưu cầu thành công theo kiểu truyền thống không góp phần vào cuộc sống viên mãn và hạnh phúc hiện nay. Có phải là, sau tất cả, mọi người đều muốn trẻ nhỏ hạnh phúc hay sao?

Nếu mọi người đều muốn trẻ được hạnh phúc, một cách để sống tốt và phát huy các giá trị độc đáo của tất cả chúng ta là xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa hơn một cuộc sống thành công (theo tư duy truyền thống). Theo đó, cuộc sống thành công là dùng năng khiếu cá nhân để đạt thành quả cá nhân, trong khi cuộc sống ý nghĩa là dùng giá trị độc đáo của bản thân để tạo ra giá trị cho thế giới.

Tiến sĩ Madeline Levine tin rằng chúng ta cần nuôi dưỡng ý nghĩa hơn là thành công cho trẻ, tại nhà cũng như tại các môi trường giáo dục. Bà nói “công việc của chúng ta là giúp trẻ biết và nhận thức rõ bản thân một cách sâu sắc, trở nên linh hoạt trước mọi nghịch cảnh, tiếp xúc thế giới với sự say mê, tìm kiếm công việc tạo ra sự hài lòng, tìm bạn bè và bạn đời có tâm hồn yêu thương và trung thành, luôn giữ niềm tin sâu sắc rằng trẻ có ý nghĩa để đóng góp cho thế giới”.

Bà cũng cho rằng những người sống có ý nghĩa là những người dùng nguồn lực của chính mình và xung quanh để thay đổi thế giới theo một cách tích cực. Như một cộng đồng toàn cầu, chúng ta phải thay đổi văn hóa từ kính trọng sự thành công sang kính trọng ý nghĩa, “khi chúng ta kính trọng những người có ý nghĩa, thế giới sẽ thật sự thay đổi”.

Còn nơi nào tốt hơn để bắt đầu kính trọng ý nghĩa hơn thành công ngoài trường lớp. Có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng có thể bắt đầu bằng việc giảm phụ thuộc vào hệ thống cho điểm và xếp hạng. Những trẻ đạt điểm ‘A’ là thành công và những trẻ không đạt điểm A là không thành công. Hiển nhiên là điều này không đúng.

Thành công, cũng như trí thông minh, có thể định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Một trẻ nhân hậu và đầy cảm thông có thể đoàn kết các bạn nhỏ khác hoặc giải quyết các xung đột của các bạn, là một người có giá trị to lớn và thành công. Tuy vậy, trong môi trường giáo dục truyền thống của chúng ta, một trẻ như vậy lại khó được đánh giá cao về khía cạnh thông minh trí tuệ. Trẻ đó có thể kém thành công hơn một trẻ khác không có tính cảm thông nhưng luôn đạt điểm ‘A’? Chắc chắc là không. Và những em nhỏ đầy tính cảm thông có đang cảm thấy kém thành công trong nhiều ngôi trường hiện nay không? Câu trả lời là rất nhiều em cảm thấy như vậy.

Thật ra, thành công tập thể và ý nghĩa của sự đóng góp vào kết quả chung thì lại bị xem nhẹ. Lối tư duy này còn rất đáng xấu hổ khi cho rằng: việc đánh giá ý nghĩa thành công còn phụ thuộc vào việc chúng ta đánh giá mối quan hệ với người khác như thế nào. Nhà thần kinh học Matthew Lieberman chia sẻ trong cuốn sách “Vì sao trí não bị đóng khung để kết nối” (tạm dịch) và trên diễn đàn TEDx talk, rằng nỗ lực để kết nối và để được đánh giá của chúng ta bị bó hẹp trong các mối quan hệ. Ông thấy rằng con người có hai mong muốn dung hòa nhau: một là, được hiện diện trong sự hòa hợp với người khác; hai là, tìm cách để bổ sung giá trị riêng biệt của bản thân.

Nếu mối quan hệ của chúng ta với người khác là điều then chốt dẫn đến cuộc sống viên mãn và mong muốn sống có ý nghĩa của chúng ta trở nên phổ biến, thì rất dễ hiểu là chúng ta sẽ thỏa mãn hơn với cuộc sống khi ta sử dụng tài năng và tài nguyên của mình để phục vụ người khác.

Và một lần nữa, trường học sẽ thông minh hơn khi giáo dục trẻ về điều này, cũng như bắt đầu kính trọng việc sống có ý nghĩa hơn là áp đặt tiêu chuẩn thành công truyền thống. Như Orr đã nói “Họ nên vinh danh những phẩm chất để phát triển một thế giới của những người tạo ra hòa bình, những người chữa lành, những người tái tạo, những người kể chuyện, và những người biết yêu thương theo tất cả các hình thức”.

đăng ký gửi bé

Cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm tới các hoạt động của Wam Nest