SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU BẠN THƯỜNG KHÔNG TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA CON TRẺ?

Con gái hỏi: “Mẹ ơi, làm sao mà ô tô có thể chạy được?”

Mẹ trả lời: “Theo con thì làm sao nhỉ?”

Một số câu hỏi mang đến cơ hội khuyến khích con trẻ động não và suy nghĩ. Có rất nhiều điều hay mà bạn nhận được khi trả lời hỏi lại trẻ thay vì trả lời trẻ. Sau đây là 7 nguyên nhân để bạn cân nhắc quyết định không trả lời những câu hỏi liên tiếp của trẻ:

1. BẠN MUỐN CON MÌNH TRỞ THÀNH NGƯỜI SÁNG TẠO VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Dưới đây là cuộc hội thoại giữa cô bé 3 tuổi và ba.

Cô bé hỏi: “Làm cách nào mà ba có thể xây ngôi nhà của chúng ta?”

Ba có thể bắt đầu với sự mô tả về việc lấy gỗ, xẻ gỗ, và giải thích cách dựng khung ngôi nhà. Nhưng thay vào đó, ba lại trả lời bằng một câu hỏi: “Theo con thì làm cách nào nhỉ?” Và cô bé trả lời với một câu hỏi khác:

“Làm cách nào mà ba xây được mái nhà?”. Ba lại hỏi tiếp “Con sẽ dùng cách nào để làm?”

Cô bé trả lời: “Với đôi chân trần”.

Ba phản hồi: “Vậy là con nghĩ con sẽ dính chắc với mái nhà và không bao giờ ngã xuống với đôi chân trần ư?”.

Cô bé trả lời: “Vâng, và con sẽ sử dụng một con dao đặc biệt nếu có mảnh gỗ vụn. Con đã từng dính 1 mảnh vụn từ khúc gỗ to”.

Khi hỏi lại ba, cô bé đã thu hẹp lại phạm vi câu hỏi ban đầu và tập trung vào mái nhà cùng với khó khăn có thể gặp phải (mái nhà rơi xuống), đưa ra giải pháp (đi chân trần) và nhận ra vấn đề tiếp theo (mảnh vụn) và lại tiếp tục đưa ra giải pháp (con dao đặc biệt, có lẽ là loại dao xếp hoặc dao nhíp). Ngay lúc này, một bé khác lớn tuổi hơn cô bé tham gia vào cuộc hội thoại: “Chị nghĩ em nên đi giày thể thao hoặc ủng làm việc trên mái nhà thì em sẽ không bị trượt té và cũng không đạp phải mảnh vụn gỗ luôn”.

Đối với trẻ nhỏ, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề tưởng tượng thì quan trọng hơn là tìm một câu trả lời thực tế. Nếu bạn để tâm lắng nghe các trẻ thuộc nhiều lứa tuổi khi chúng tự trả lời những câu hỏi của chính mình, bạn sẽ thấy rằng mức độ thực tế trong câu trả lời tăng dần theo lứa tuổi.

2. BẠN MUỒN TRẺ PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ LẬP

Khi bạn hỏi lại trẻ và sau đó tham gia với trẻ trong cuộc hội thoại, bạn sẽ giúp trẻ tự trả lời được câu hỏi của chính mình. Bạn cũng giúp trẻ chuyển sang những câu hỏi mang tính thách thức hơn. Bản chất của suy nghĩ độc lập là hỏi và tự trả lời chính câu hỏi của mình.

3. BẠN MUỐN TRẺ BIẾT RẰNG BẠN SẼ LẮNG NGHE

Vì vậy, hãy lắng nghe. Thật sự lắng nghe. Không sửa sai. Không khen ngợi. Để cho trẻ nhận thấy rằng bạn đang thấm những gì trẻ nói mà không phán xét. Sự cởi mở của bạn khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Trong khi những năm đầu đời dường như trôi qua khá chậm, nhưng đến một ngày bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nháy mắt cái là đứa trẻ của bạn đã 12 hoặc 13 tuổi. Và bạn hi vọng rằng, con sẽ nói chuyện với mình. Trẻ cảm nhận được sự lắng nghe không có phán xét, bạn có thể nghe thấy những bí mật thầm kín nhất và những hi vọng lớn nhất của trẻ.

4. BẠN MUỐN TRẺ TRỞ THÀNH NGƯỜI DIỄN THUYẾT TỰ TIN NƠI ĐÔNG NGƯỜI

Trả lời bằng một câu hỏi là cách để khuyến khích việc nói có suy nghĩ, đặc biệt là đối với trẻ nhút nhát.

Nếu con nhìn bạn chằm chằm mà trống rỗng, cố gắng dẫn con một cách cẩn thận vào cuộc hội thoại. “Tôi thấy mình tự làm khó mình. Hãy cùng suy nghĩ về điều này và nhìn xem chuyện gì sẽ đến”. Việc khuyến khích suy nghĩ và giải thích sẽ giúp trẻ học cách tự suy nghĩ và tự nói lên suy nghĩ của mình. Đứa trẻ chia sẻ cách giải quyết vấn đề bằng cách chia sẻ suy nghĩ của mình với ba mẹ là đang luyện tập kỹ năng cần thiết ở trường để tham gia vào các cuộc đối thoại trong lớp học.

5. BẠN MUỐN TRẺ HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP

Các nhà nghiên cứu nói với chúng tôi rằng, khi trẻ tham gia vào cuộc hội thoại trong giờ ăn tối thì điểm số đạt được trên lớp học cao hơn, và nguy cơ sử dụng thuốc kích thích cũng giảm bớt. Tôi cho rằng bất kỳ cuộc hội thoại nào trong ngày cũng dẫn đến kết quả tương tự. Tuy nhiên, lễ nghi của bữa ăn gia đình là môi trường hoàn hảo cho sự xuất hiện của những câu hỏi ý nghĩa. Bữa ăn gia đình là một sự ưu tiên.

7. BẠN MUỐN KHUYẾN KHÍCH TRẺ TRẢI NGHIỆM ĐIỀU DIỆU KỲ

Đôi khi có những câu hỏi đến cùng sự ngạc nhiên. Những câu hỏi này xứng đáng để chúng ta sống chậm lại và tìm câu trả lời. Dừng việc rửa chén lại, hoặc đi ngủ muộn hơn. Thêm thời gian để mang lại sự diệu kỳ mà bạn trải nghiệm khi còn là một đứa trẻ.

8. BẠN YÊU NHỮNG GÌ TRẺ NÓI

Dễ thương, thông minh, hấp dẫn, sáng tạo, bất ngờ. Bạn sẽ trả lời hàng ngàn câu hỏi của trẻ. Nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ chỉ cười và nói: “Con nghĩ sao về điều đó?”. Phát triển kỹ năng lắng nghe để tạo ra cơ hội đến với sự diệu kỳ, giải quyết vấn đề hoặc cuộc hội thoại. Trả lời bằng câu hỏi và chờ xem điều thú vị gì sẽ đến.

Nguồn: Được viết bởi Kim Allsup, giáo viên trường Waldorf Cape Code và tác giả của trang blog “Growing Children” và sách “A Gift of Wonder”, trong đó đưa ra những ví dụ trẻ làm việc cùng nhau để trả lời câu hỏi trong lớp học Waldorf.

đăng ký gửi bé

Cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm tới các hoạt động của Wam Nest