MẦM NON LÀ LỚP MỘT MỚI? SỰ THẬT LÀ CHUYỆN CÒN TỆ HƠN THẾ!

Trích từ bài “Kindergarten the new first grade? It’s actually worse than that” của Valerie Strauss


Một nghiên cứu được công bố từ Đại học Virginia có tiêu đề “Trường mẫu giáo có phải là lớp Một mới không?” (dựa trên một bài luận năm 2014), không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng đúng như vậy. Không nên nhầm lẫn công trình này với nghiên cứu năm 2009 có tên là “Khủng hoảng tại trường mẫu giáo” từ tổ chức phi lợi nhuận Liên minh vì Tuổi thơ (Alliance for Childhood). Trong nghiên cứu năm 2009 này đã có đề cập rằng : “Các trẻ mầm non đang phải chịu đựng một áp lực rất lớn để thoả mãn được sự kì vọng to lớn về mặt kiến thức mà gần đây được coi là kiến thức dành cho trẻ lớp Một.”


Nghiên cứu này cũng không nên bị nhầm với một bài báo năm 2004 mà tôi viết cho The Washington Post có nội dung: “Kindergarten (lớp mẫu giáo) trong tiếng Đức có nghĩa là “khu vườn trẻ thơ” và bây giờ lại là một chuyện quan trọng trong thế giới ngày nay. Những lớp mẫu giáo đã chuyển từ ngoại trú thành bán trú ở rất nhiều bang. Bộ giáo dục còn cho trẻ bắt đầu lớp Một từ khi chỉ 5 và 6 tuổi mà gần 98% trẻ em ở Mỹ tham gia.”

Đúng. Mẫu giáo là lớp Một mới và nó đã bị như thế cả một thập kỉ nay. Đặc biệt là khi học vấn trở nên đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của trường mầm non, và việc vui chơi của trẻ càng ngày càng trở nên kém quan trọng.


Một nghiên cứu mới bởi Daphne Bassok, Scott Latham và Anne Rorem từ Đại học Virginia, được đăng vào ngày 7/1/2016, của Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ (American Educational Research Association) nói rằng: “Có rất ít thông tin chính xác về việc sự thay đổi của lớp mẫu giáo qua thời gian.” Các nhà nghiên cứu đã so sánh giữa mẫu giáo và lớp Một từ năm 1998 đến 2010 và nhận thấy mẫu giáo càng ngày càng giống lớp Một.


Bất kì phụ huynh nào khi thăm lớp học của con mình đều đã thấy những bằng chứng xác thực. Trẻ con 5 và 6 tuổi ngồi ở bàn và học nhiều giờ đồng hồ. Các em còn ít khi được tham gia các hoạt động ngoại khoá như thể thao, âm nhạc hay nghệ thuật. Chúng phải làm hết bài kiểm tra này đến bài kiểm tra khác với mong muốn là chúng có thể làm được tất cả những bài kiểm tra này khi chúng rời trường mầm non. Điều này khiến cho một số trẻ không được phát triển đầy đủ về mặt tinh thần để làm những việc chúng nên làm ở độ tuổi đó.


Điều này không có nghĩa là trẻ em không nên học nhiều hay là trẻ không thể làm một vài hoạt động học thuật. Theo National Asociation for the Education of Young people nhận xét về bài nghiên cứu của ông Bassok: “Thời gian làm bài tập tăng không phải là điều xấu cho trẻ mẫu giáo. Trẻ em học từ lúc mới đẻ, mẫu giáo nên cho trẻ cơ hội để ủng hộ việc học của trẻ. Giáo dục sớm luôn ủng hộ việc đầu tư cho trẻ em về mặt học thuật, xã hội và cảm xúc. Trẻ mẫu giáo có thể học những kiến thức phù hợp để phát triển về mặt tinh thần.”


Theo một báo cáo năm 2015 về chủ đề “Những đầu óc sáng suốt: Sự khác biệt giữa lý thuyết suông và mục tiêu thực tế cho trẻ nhỏ” đã tạo một góc nhìn mới để xem việc gì phù hợp cho giáo dục sớm. Báo cáo này được viết bởi giáo sư Lilian G. Katz, người đã nghiên cứu về giáo dục sớm ở Đại học Illinois và từng là chủ tịch của National Association for the Education for Young Children nói rằng: “Việc tranh luận lớn nhất ở đây là những bàn cãi truyền thống giữa việc cho trẻ chơi thoải mái hay học hành qui củ không chỉ là hai lựa chọn duy nhất cho giáo dục trẻ. Tất nhiên là chúng ta có thể phân chia thời khoá biểu phù hợp để kết hợp cả hai chương trình với nhau. Nhưng, một việc rất được coi trọng trong giáo dục ngày xưa là tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, cơ sở vật chất và kiến thức để truyền cảm hứng và hỗ trợ trẻ phát triển kiến thức riêng của mình. Nhưng vấn đề là những cơ hội, trải nghiệm, cơ sở vật chất và kiến thức đều được dùng cho hầu hết trẻ mẫu giáo và cả những trẻ em học lớp lá hay tiểu học. Tồi tệ hơn, sự áp lực về kiến thức còn đè lên cả trẻ mầm non khiến cho những đứa trẻ 4 tuổi cảm tưởng như nó đang học cùng môi trường như các anh chị lớn.”

Mẫu giáo nhiều khi còn được coi là lớp Ba mới. Tại sao lại như vậy? Trẻ con từng được cho thời gian phát triển bằng tốc độ riêng mà không bị chê bai khi không biết đọc khi mới vào lớp Một hay lớp Hai. Mỗi trẻ phát triển khác nhau, và cái ý nghĩ “Càng sớm càng tốt” gây tổn hại trực tiếp đến trẻ mẫu giáo. Ý nghĩ này khiến việc phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ không được tôn trọng nữa.


Môt báo cáo năm 2015 với tựa đề là “Việc trẻ biết đọc ở lớp mẫu giáo: Lợi ít, hại nhiều” (Reading in kindergarten: Little to Gain and Much to Lose) cho thấy rằng không có bằng chứng nào ủng hộ niềm tin rằng trẻ mẫu giáo phải biết đọc và học tốt trước khi vào lớp Một. Bà Katz viết trong báo cáo “Những đầu óc sáng suốt: Sự khác biệt giữa lý thuyết suông và mục tiêu thực tế cho trẻ nhỏ” rằng: Việc ‘càng sớm càng tốt’ hoàn toàn đi trái ngược với nghiên cứu về trí não. Các lớp mẫu giáo nên tập trung vào việc phát triển khả năng giao tiếp và quản lý cảm xúc hơn là phát triển trí tuệ. Và trẻ em nên biết tự chăm sóc bản thân, mạnh dạn và biết hoà mình với cộng đồng như thế sẽ tốt hơn việc nhận kiến thức một cách thụ động“.


Ngày nay, trẻ em đã không có thời gian để được phát triển theo đúng tự nhiên của mình và học theo kiểu phù hợp với mình nhất. Vì vậy, nói rằng mẫu giáo, thậm chí là mầm non, là lớp Một là đã nói giảm đi sự trầm trọng của vấn đề.

đăng ký gửi bé

Cảm ơn Anh/Chị đã quan tâm tới các hoạt động của Wam Nest